Have an account? Register
LOP 9A
Đăng kí và đăng nhập nha !
Please register or login !
LOP 9A
Đăng kí và đăng nhập nha !
Please register or login !

LOP 9A


FORUM OF CLASS 9A - THI TRAN HIGH SCHOOL *** DIỄN ĐÀN CỦA LỚP 9A - THCS THỊ TRẤN ĐẠI TỪ
 
BÀI TẬP PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN I_icon10Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Forum 4ALL
  • Forum 4ALL
Admin nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Fri Jun 14, 2013 7:32 pm ...
:Very Happy
Admin nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Wed Jun 12, 2013 8:06 pm ...
:Chúc các bạn có một ngày vui vẻ

BÀI TẬP PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Wed Apr 10, 2013 1:08 pm
Admin

Thành Viên- Admin-
Danh hiệu cá nhânAdministrator

Administrator
Hiện đang:
Post : 56
Point : 41778
Thanked : 194
Chủng tộc : DEVIL
Đồ ăn yêu thích : Bánh mì nướng
Admin
Thú cưng : Sư tử
Huy chương : Huy chương 10
Ứng dụng
Post : 56
Point : 41778
Thanked : 194
Chủng tộc : DEVIL
Đồ ăn yêu thích : Bánh mì nướng
Admin
Thú cưng : Sư tử
Huy chương : Huy chương 10
BÀI TẬP PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN Vide10
Bài gửiTiêu đề: BÀI TẬP PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN
https://sites.google.com/site/nhokkienvippro/

Mọi người cùng nhau xây dựng forum
BÀI TẬP PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN



Bài viết này tập hợp các bài tập để các bạn rèn luyện sau khi đã đọc xong các chuyên đề phương trình nghiệm nguyên:
- Các phương pháp giải phương trình nghiệm nguyên, phần 1-3
- Phương trình nghiệm nguyên dạng đa thức
- Các dạng phương trình nghiệm nguyên khác

BÀI TẬP
Bài 1:
Tìm các số nguyên tố x,y,z thỏa mãn :
xy+1=z
Hướng dẫn:
Vì x,y nguyên tố nên x,y≥2.
Từ phương trình đã cho ta suy ra z≥5 và z lẻ (do z nguyên tố). Vì z lẻ nên x chẵn hay x=2. Khi đó, z=1+2y.
Nếu y lẻ thì z chia hết cho 3 (loại). Vậy y=2.
Đáp số : x=y=2 và z=5.

Bài 2:
Tìm tất cả các cặp số tự nhiên (n,z) thỏa mãn phương trình :
2n+122=z2–32
Hướng dẫn:
Nếu n lẻ thì 2n≡−1 (mod 3).
Từ phương trình đã cho ta suy ra z2≡−1 (mod 3), loại.
Nếu n chẵn thì n=2m(m∈N) và phương trình đã cho trở thành:
z2–22m=153 hay (z–2m)(z+2m)=153.
Cho z+2m và z–2m là các ước của 153 ta tìm được m=2,z=13.
Đáp số : n=4,z=13.

Bài 3:
Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình :
x+23√−−−−−−−√ =y√ +z√
Hướng dẫn:
Vì vai trò của x,y,z như nhau nên có thể giả sử y⩾z.
Từ phương trình đã cho ta suy ra x+23√ =y+z+2yz−−√. Suy ra:
(x−y−z)2+43√(x−y−z)=4yz−12. (1)
Vì 3√ là số vô tỉ nên từ (1) ta suy ra :
x–y–z=4yz–12=0⇒yz=3 ⇒y=3,z=1 và x=y+z=4
Đáp số : phương trình có 2 nghiệm là (4; 3; 1) và (4; 1; 3)

Bài 4:
Tìm tất cả các số nguyên dương a,b,c đôi một khác nhau sao cho biểu thức :
A = 1a+1b+1c+1ab+1bc+1ca nhận giá trị nguyên dương.
Hướng dẫn:
Ta có: A.abc=ab+bc+ca+a+b+c (1)
Từ (1) ta CM được a,b,c cùng tính chẵn lẻ. Vì vau trò của a,b,c như nhau và a,b,c đôi một khác nhau nên có thể giả thiết a<b<c.
Nếu a⩾3thì b⩾5,c⩾7 và A<1, loại. Suy ra a=1 hoặc a=2
Nếu a=1 thì b⩾3,c⩾5 do đó 1<A<3 suy ra A=2. Thay a=1,A=2 ta được:
2(b+c)+1=bc hay (b–2)(c–2)=5. Từ đó ta được b=3,c=7. Trường hợp a=2 xét tương tự.
Đáp số : (2; 4; 14), (1; 3; 7) và các hoán vị của 2 bộ số này

Bài 5:
Tìm tất cả các bộ ba số tự nhiên không nhỏ hơn 1 sao cho tích của hai số bất kì cộng với 1 chia hết cho số còn lại
Hướng dẫn:
Giả sử ba số đã cho là a⩾b⩾c⩾1. Ta có
cab+1,abc+1,bac+1
Suy ra
abc(ab+1)(ac+1)(bc+1)
⇒ab+bc+ca+1⋮ abc
⇒ab+bc+ca+1=k.abc, k∈Z+. (1)
Vì ab+bc+ca+1⩽4abc nên k⩽4
Nếu k=4 thì a=b=c=1 (thỏa mãn)
Nếu k=3 thì từ (1) ta suy ra 3abc⩽4ab suy ra c⩽1
Do đó c=1⇒ a=2,b=1
Trường hợp k=2,k=1 được xét tương tự như trường hợp k=3
Đáp số : (1;1;1),(2;1;1),(3;2;1),(7;3;2)

Bài 6:
Tìm ba số nguyên dương đôi một khác nhau x,y,z thỏa mãn :
x3+y3+z3=(x+y+z)2
Hướng dẫn:
Vì vai trò của x,y,z như nhau nên có thể giả sử x<y<z
Áp dụng bất đẳng thức
x3+y3+z33⩾(x+y+z3)3
∀x,y,z⩾0 ta suy ra x+y+z ⩽ 9
Dấu bằng không xảy ra vì x,y,z đôi một khác nhau
Vậy x+y+z ⩽ 8 (1)
Mặt khácx+y+z ⩾ 1 + 2 + 3 =6 (2)
Từ (1), (2) ta suy ra x ∈{6,7,8}
Từ đây kết hợp với phương trình ban đầu ta tìm được x,y,z
Đáp số : (1, 2, 3) và các hoán vị của bộ ba số này

Bài 7:
Tìm các số nguyên không âm x,y sao cho :
x2=y2+y+1−−−−−√
Hướng dẫn:
Nếu y=0 thì x=1
Nếu y ⩾ 1 thì từ phương trình đã cho ta suy ra y<x<y+1, vô lí

Bài 8:
Tìm tất cả các cặp số nguyên (x,y) thỏa mãn
12x2+6xy+3y2=28(x+y)
Hướng dẫn:
Đáp số (x,y)=(0,0);(1,Cool;(−1,10)
Phương trình : 12x2+6xy+3y2=28(x+y) (∗)
Ta sẽ đánh giá miền giá trị của `x`:
Từ (*) suy ra:
9x2= −3(x+y)2+28(x+y)=1423−3[(x+y)−143]2⩽1963 ⇒x2⩽7⇒x2∈{0,1,4}

Bài 9:
Tìm x,y,z∈Z:
2x3−7x2+8x−2=y
2y3−7y2+8y−2=z
2z3−7z2+8z−2=x
Hướng dẫn:
Đáp số : x=y=z=1 hoặc x=y=z=2
Đặt ƒ(t)=2t3−7t2+8t−2 và sử dụng tính chất ƒ(a)–ƒ(b) ⋮(a−b)∀a≠b

Bài 10:
Tìm x,y ∈Z:x√ +y√ =2001−−−−√ (*)
Hướng dẫn:
Điều kiện x,y⩾0
Từ (*) suy ra y√ =2001−−−−√ −x√. Bình phương hai vế ta được
y=2001+x−22001.x−−−−−−√ ⇒2001.x−−−−−−√ ∈N
Vì 2001 = 3 × 667, ta lại có 3 và 667 là các số nguyên tố nên
x=3×667×a2=2001.a2 (trong đó a∈N)
Lập luận tương tự ta có ^y =^ 2001.b2(b∈N)
Thay x=2001a2,y=2001b2 vào (*) và rút gọn ta suy ra : a+b=1
Từ đó có hai nghiệm : (x;y)=(2001;0) hoặc (0;2001)

Bài 11:
Tìm n nguyên dương sao cho phương trình x3+y3+z3=nx2y2z2 có nghiệm nguyên dương. Với các giá trị vừa tìm được của n, hãy giải phương trình trên.
Hướng dẫn:
Đáp số: n=1 hoặc n=3

Bài 12:
Chứng minh rằng phương trình x2+y5=z3 có vô số nghiệm nguyên (x,y,z) thỏa mãn xyz≠0
Hướng dẫn:
Dễ thấy bộ các bộ ba sau là nghiệm của phương trình đã cho: (3; -1; 2) và (10; 3; 7)
Ta thấy nếu (x;y;z) là nghiệm của phương trình đã cho thì (k15x,k6y,k10z) cũng là nghiệm của phương trình đã cho.
Từ đó có điều phải chứng minh

Bài 13:
Chứng minh các phương trình sau không có nghiệm nguyên:
a)3x2−4y2=13 b)19x2+28y2=2001 c)x2=2y2−8y+3 d)x5−5x3+4x=24(5y+1) e)3x5−x3+6x2−18x=2001
Hướng dẫn:
Dùng phương pháp xét số dư của từng vế. Từ đó ta thấy số dư của hai vế phương trình sẽ không bằng nhau. Điều đó dẫn tới các phương trình vô nghiệm.

Bài 14:
Tìm ba số nguyên dương sao cho tích của chúng gấp đôi tổng của chúng.
Hướng dẫn:
xyz=2(x+y+z)
Giải sử x⩽y⩽z. Ta có xyz=2(x+y+z)⩽2.3z=6z
Suy ra xy⩽6, thử chọn lần lượt xy=1;2;3;4;5;6.
Đáp số: (1;3;Cool,(1;4;5),(2;2;4) và các hoán vị.

Bài 15:
Tìm bốn số nguyên dương sao cho tổng của chúng bằng tích của chúng.
Hướng dẫn:
x+y+z+t=xyzt
Giả sử z⩾t⩾z⩾y⩾x.
Ta có xyzt=x+y+z+t⩽4t nên xyz⩽4.
Thử chọn lần lượt xy=1;2;3;4.
Đáp số: 1 ; 1 ; 2 ; 4.

Bài 16:
Tìm các nghiệm nguyên dương của các phương trình:
a)x2+xy+y2=2x+y b)x2+xy+y2=x+y c)x2−3xy+3y2=3y d)x2−2xy+5y2=y+1
Hướng dẫn:
đưa các phương trình vể dạng phương trình bậc hai theo ẩn x, tìm điều kiện của Δ để phương trình có nghiệm nguyên.
Đáp số:
a) (1;−1),(2;−1),(0;0),(2;0),(0;1),(1;1)
b) (0;0),(1;0),(0;1)
c) (0;0),(0;1),(3;1),(3;3),(6;3),(6;4)
d) (1;0),(−1;0)

Bài 17:
Tìm các số nguyên x và y sao cho:
x3+x2+x+1=y3
Hướng dẫn:

Chứng minh y>x rồi xét hai trường hợp:
y=x+1 và y>x+1

Bài 18:
Tìm các nghiệm nguyên dương của phương trình:
x!+y!=(x+y)!
Hướng dẫn:
Giả sử x⩾y thì x!⩾y!. Do đó
(x+y)!=x!+y!⩽2x! ⇔2⩾(x+1)(x+2)...(x+y)
Chỉ có x=1,y=1 thỏa mãn.
Đáp số (1;1)

Bài 19:
Có tồn tại hay không hai số nguyên dương x và y sao cho x2+y và y2+x đều là số chính phương?
Hướng dẫn:
Giả sử y⩽x. Ta có:
x2<x2+y⩽x2+x<(x+1)2
Vậy không tồn tại hai số thỏa mãn đề bài.

Bài 20:
Chứng minh rằng có vô số số nguyên x để biểu thức sau là số chính phương:
(1+2+3+4+...+x)(12+22+32+42+...+x2)
Hướng dẫn:
Đặt (1+2+3+4+...+x)(12+22+32+42+...+x2)=y2
Ta có: x(x+1)2.x(x+1)(2x+1)6=y2
⇔[x(x+1)2]2.2x+13=y2
Phương trình này có vô số nghiệm nguyên:
x=6n2+6n+1

Bài 21:
Tìm các số nguyên x để biểu thức sau là số chính phương:
x4+x3+x2+x+1
Hướng dẫn:
Giả sử x4+x3+x2+x+1=y2
Biến đổi về dạng:
(2y)2=(2x2+x)2+2x2+(x+2)2>(2x2+x)2
Nên (2y)2>(2x2+x+1)2
⇒ −1⩽x⩽3.
Xét x=−1;0;1;2;3.
Đáp số: x=−1;x=0;x=3

Bài 22:
Tìm nghiệm nguyên của phương trình :
a) x3–3y3–9z3=0
b) 8x4–4y4+2z4=t4
Hướng dẫn:
a) Dễ thấy x,y,z đều chia hết cho 3.
Đặt x=x1,y=y1,z=z1(x1,y1,z1∈Z), ta được :
x31+3y31–9z31=0
Suy ra x=y=z=0
b) Đáp số: x=y=z=t=0

Bài 23:
Tìm năm sinh của Nguyễn Du, biết rằng vào năm 1786 tuổi của nhà thơ bằng tổng các chữ số năm ông sinh ra.
Hướng dẫn:
Gọi năm sinh của nhà thơ 17xy
Ta có: 1786−17xy=1+7+x+y (0 ≤ x ≤8, 0 ≤ y ≤ 9)
11x+2y=78
Đáp số: 1766

Bài 24:
Ba người đi câu được một số cá. Trời đã tối và mọi người đều mệt lả, họ vứt cá trên bờ sông, mỗi người tìm một nơi lăn ra ngủ. Người thứ nhất thức dậy, đếm số cá thấy chia 3 thừa 1 con, bèn vứt 1 con xuống sông và xách 13về nhà. Người thứ hai thức dậy, tưởng hai bạn mình còn ngủ, đếm số cá vứt 1 con xuống sông và xách 13về nhà. Người thứ 3 thức dậy , tưởng mình dậy sớm nhất, lại vứt 1 con xuống sông và mang 13về nhà.
Tính số cá 3 chàng trai câu được? biết rằng họ câu rất tồi…..
Hướng dẫn:
23{23[23(x−1)−1]−1}=y
8x−27y=38(x,y∈N)
x=−2+27t,y=−2+8t
⇒x=25,y=6 (cho t=1)

Bài 25:
Tìm điều kiện cần và đủ cho số k để phương trình có nghiệm nguyên.
x2–y2=k
Hướng dẫn:
Nếu x2–y2=k có nghiệm nguyên thì k≠4t+2
Xét trường hợp k chẵn k lẻ

Bài 26:
Chứng minh rằng phương trình :
1x+1y+1z=11991 chỉ có một số hữu hạn nghiệm nguyên dương.
Hướng dẫn:
Gỉả sử 0<x≤y≤z. Ta có 1x+1y+1z+1t=11991⩽3x
Suy ra 1991<x≤3.1991 nên x có hữu hạn giá trị
Với mỗi giá trị của x có y≤2.1991xx−1991≤22.1991 suy ra giá trị tương ứng của z với mỗi gíá trị của x,y

Bài 27:
Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình:
a)1x+1y=114 b)1x+1y=1z
Hướng dẫn:
a) Xét 1x+1y=1a (a nguyên dương) Với x≠0,y≠0, phương trình tương đương ax+ay=xy hay (x−a)(y−a)=a2.
Có tất cả 2m−1 nghiệm, với m là các ước số lớn hơn 0 của a2.
Với a=14,a2=196 Có 9 ước số dương và phương trình có 17 nghiệm.

Bài 28:
Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình
1!+2!+……+x!=y2
Hướng dẫn:
Thử trực tiếp, thấy x<5, Phương trình có nghiệm, tìm nghiệm
Chứng minh với x≥5 phương trình vô nghiệm

Bài 29:
Tìm nghiệm nguyên của phương trình :
xy+3x–5y=−3
2x2–2xy–5x+5y=−19
Hướng dẫn:
a) xy+3x−5y= −3⇔(x−5)(y+3)= −18
Đáp số : (x;y)=(4;15),(−13;−2),(3;6),(14;−5),(2;3),
(11,−6),(8;−9),(23−4),(6;−21),(−1;0),(−4;−1),(7;−13)
b) Tương tự

Bài 30:
Tìm nghiệm nguyên của phương trình :
4x+11y=4xy
x2–656xy–657y2=1983
Hướng dẫn:
4x+11y=4xy⇔(4x−11)(y−1)=1
Xét 4 hệ phương trình
Đáp số: (x;y)(0;0),(3;12)
b) x2−656xy−657y2=1983⇔(x+y)(x−657y)=1983
Đáp số : (x;y)=(−4;−1),(4;−1),(−660;−1),(660;1)

Bài 31:
Tìm các cặp số nguyên dương (x;y) thỏa mãn phương trình :
7x–xy–3y=0
y2=x2+12x–1923
Hướng dẫn:
7x−3y−xy=0⇔(x+3)(7−y)=21
Chú ý rằng x∈Z+nên x+3≥4, do đó chỉ có hai phuong trình
Đáp số : (4;4),(8,16)

Bài 32:
Tìm nghiệm nguyên của phương trình
a) x(x+1)(x+7)(x+Cool=y2
b) y(y+1)(y+2)(y+3)=x2
Hướng dẫn:
x(x+1)(x+7)(x+Cool=y2⇔(x2+8x+7)=y2
Đặt x2+8x=z (z∈Z)
Ta có : z(z+7)=y⇔(2z+7+2y)(2z+7−2y)=49
Đáp số : (0;0),(−1;0),(1;12),(1;−12),(−9;12),
(−9;−12),(−8;0),(−7;0),(−4;12),(−4;12)
Tài Sản của Admin




Share

Tài Sản của Admin
Chữ kí của Admin




Trả Lời Nhanh

BÀI TẬP PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

*Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.*
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.*
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.*
Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LOP 9A :: TOÁN HỌC-